Friday, February 27, 2015

Tép bạc miền Tây Nam Bộ

Ca dao có câu 'Buổi chợ đương đông con cá lòng tong còn chê lạt/ Buổi chợ tan rồi con tép bạc khen ngon'; đây chỉ là cách chơi chữ theo cách hiểu ngược nghĩa của người bình dân: mượn từ bạc để liên tưởng đến sự bạc bẽo của thói đời là nghĩa hàm ẩn mà câu ca dao muốn gửi đến người nghe, chứ thực ra tép bạc hẳn ngon hơn cá lòng tong nhiều lắm!

Ở miền Tây Nam bộ, người ta bắt tép bạc bằng cách đặt nò, cất vó hay đặt đuôi chuột (dụng cụ bắt cá làm bằng lưới dày, thân kéo dài nhỏ dần về sau, nên được gọi vậy). Tép bạc con cỡ ngón tay cái, sống ở vùng nước mặn, nước lợ.

Đặc tính của tép bạc là thường bơi ngược dòng nước, chỗ nào nước chảy xiết, có ánh sáng là có nhiều tép bạc. Lợi dụng đặc tính đó, nò được ven đăng chỗ dòng nước chảy; đêm đến, đèn nò sáng rực cả khúc sông, con rạch… Dulichgo

Có nhiều cách để chế biến các món ăn ngon từ con tép bạc còn nhảy xoi xói. Để giữ được độ ngọt nguyên chất của loại thủy sản này, cách giản dị nhất là luộc tép với nước dừa tươi cuốn bánh tráng cùng bún, các loại rau vườn như lá sộp, đọt lụa, lá cách, đọt chùm ruột, khế chua, chuối chát xắt lát… chấm với nước mắm chanh, ớt.

Vị ngọt của tép quyện với các mùi đặc trưng của rau tạo nên món ăn bổ dưỡng, lại ngọt lịm tình đất, tình người. Dulichgo

Đơn giản hơn nữa, chỉ cần lột vỏ tép, vắt chanh hoặc rưới chút giấm, rắc ngò gai, ớt… lên trên là có món tép bạc tái chanh, chấm muối ớt ăn vừa ngọt.

Cầu kỳ hơn, người ta chuốt cọng lá dừa rồi xỏ xâu tép để nướng trên bếp than hồng, nhanh tay trở qua lại cho tép vàng đều. Tép nướng chấm muối tiêu chanh hoặc muối ớt, nhâm nhi chung rượu đế, ngâm nga vài ba câu vọng cổ mà hồn quê chan chứa, nghĩa xóm tình làng thêm gắn thâm sâu.

Có thể bằm nhuyễn tép nấu canh rau tập tàng, canh năng hoặc cắt bỏ râu và đuôi tép đem rang.Khi chín, rắc ít muối và thêm nước dừa tươi rồi để lửa riu riu cho đến khi tép thấm, nước sền sệt thì nhắc xuống. Tép rang ăn với cơm nóng và canh rau tập tàng ôi thôi ngon hết biết!

Theo Thạch Ba Xuyên (Doanh Nhân SG Cuối Tuần)
Du lịch, GO!

Bến Bình Đông - TPHCM

Bến Bình Đông là một không gian di sản với các dãy nhà mang đậm nét kiến trúc đặc thù của cộng đồng người Hoa tại Việt Nam. Nơi đây còn mang dấu ấn của hoạt động kinh tế “trên bến dưới thuyền” một thời cũng như sự giao thoa của văn hóa Đông - Tây rất thu hút du khách khi đến Tp. Hồ Chí Minh.

< Bến Bình Đông là một không gian di sản nằm bên kênh Tàu Hũ và đại lộ Võ Văn Kiệt.

Ngược thời gian, bến Bình Đông xưa là một phần quan trọng của Chợ Lớn, được hình thành ngay khi người Hoa từ Cù lao Phố (thuộc Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) tới đây vào năm 1778. Sau đó, cộng đồng người Hoa đã gây dựng bến Bình Đông dọc theo hai bờ kênh Tàu Hũ trở thành một trung tâm quan trọng của vựa lúa miền Nam với sự kết hợp liên hoàn giữa hệ thống các điểm xay lúa, kho gạo và bến bãi.

< Dãy nhà kho chứa gạo của bến Bình Đông bên kênh Tàu Hũ.

Bến Bình Đông chính là nơi chứng kiến một giai đoạn thịnh vượng của việc mua bán và xuất khẩu lúa gạo trong suốt lịch sử hơn 300 năm phát triển Sài Gòn - Chợ Lớn. Dulichgo

< Bến Bình Đông thơ mộng về đêm.

Theo nhà văn Sơn Nam (1926-2008), người nổi tiếng với các tác phẩm viết về vùng đất phương Nam thì bến Bình Đông nằm từ đoạn cầu Chà Và xuống đến gần đình Bình An, ngày nay thuộc Quận 8 Tp. Hồ Chí Minh.

< Dãy nhà mang đậm nét kiến trúc đặc thù của cộng đồng người Hoa trên bến Bình Đông.

< Cầu đi bộ ngang qua kênh Tàu Hũ phục vụ du khách và người dân đi dạo và ngắm cảnh bến Bình Đông.

Xung quanh bến là kiến trúc phố với bề ngang hẹp để nhằm tăng số lượng nhà mặt tiền. Người dân ở phố bến Bình Đông từ xưa đến nay đều dùng tầng trệt là cơ sở kinh doanh, tầng trên là nhà ở. Dulichgo

< Vẫn còn đó hình ảnh đặc trưng trên bến dưới thuyền ở bến Bình Đông.

Kiến trúc khu phố bến Bình Đông là một tổng thể kết hợp đường nét Đông - Tây bởi phần trang trí mang ảnh hưởng phương Tây với các cây cột được xây bằng gạch, lan can bằng sắt, gờ chỉ làm bằng thạch cao hoặc vôi.

< Những hàng hoa, cây kiểng trên bến Bình Đông.

Trước đây, kênh Tàu Hủ gắn với bến Bình Đông còn được mệnh danh là “con đường lúa gạo” bởi các nhà máy xay xát lúa gạo hoạt động sầm uất, thuyền bè từ các tỉnh ra vào tấp nập buôn bán.

< Khu vực buôn bán sầm uất ven bến Bình Đông.

Hiện tại, không gian của bến Bình Đông vẫn đang được giữ gìn với hình ảnh truyền thống song song với không gian đô thị hiện đại. Bến Bình Đông vẫn còn đó các ghe lớn neo đậu tập kết hàng để vận chuyển đến khắp các tỉnh miền Tây. Dulichgo

< Ghe xuồng qua lại trên bến Bình Đông.

Đặc biệt, đêm đến khi lên đèn, bến Bình Đông với tổng thể kiến trúc cổ của dãy mặt tiền nhà và dãy nhà kho nối dài trở nên lung linh kỳ ảo, yên bình soi bóng xuống dòng kênh Tàu Hũ đã được cải tạo sạch đẹp.

< Bến Bình Đông hiện là không gian di sản đang được chính quyền và người  dân Tp. Hồ Chí Minh gìn giữ.

< Chùa cổ của người Hoa ở bến Bình Đông.

Người dân thành phố và nhất là du khách quốc tế thường ra đây đi dạo, hóng mát và chụp ảnh kỷ niệm. Bến Bình Đông cũng là chợ hoa Tết nổi tiếng với hàng trăm loại hoa đua nhau khoe sắc trong khung cảnh đặc trưng “trên bến dưới thuyền”, làm nên một nét văn hóa đặc sắc, duyên dáng trong những ngày giáp Tết ở Tp. Hồ Chí Minh./.

Theo Nguyễn Vũ Thành Đạt, Lê Minh (Báo Ảnh VN)
Du lịch, GO!

Lên Gò Thì Thùng xem đua ngựa

Tuy không phải là những tay đua chuyên nghiệp nhưng các kỵ sĩ nông dân chân chất một nắng hai sương vẫn "lèo lái" cuộc đua đầy kịch tính, hấp dẫn hàng nghìn khán giả.

< Hàng ngàn người dân và du khách đến xem Hội đua ngựa Gò Thì Thùng.

Sáng 27/2 (mùng 9 tháng Giêng), hàng ngàn người dân địa phương và du khách gần xa nô nức về Gò Thì Thùng (xã An Xuân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) cổ vũ cho các tay đua tại Hội đua ngựa truyền thống Gò Thì Thùng năm 2015.

< Các kỵ sĩ nông dân đang cưỡi ngựa một vòng chào khán giả trước cuộc đua tài.

Từ sáng sớm, khi sương còn giăng trên khắp nẻo, người dân trong vùng đã đứng chật kín cả Gò Thì Thùng. Khắp con đường liên xã nối với đường ĐT 641 lên huyện Đồng Xuân, từ cầu Cây Cam, từng đoàn người và phương tiện kéo về xã An Xuân. Dulichgo

< Xuất phát!

Ông Trần Minh, một người dân đến từ xã An Mỹ (huyện Tuy An) vui vẻ nói: “Năm nào tôi cũng có mặt ở hội đua ngựa truyền thống của địa phương. Tôi rất vui vì quê hương mình còn giữ được một lễ hội văn hóa truyền thống, gắn với địa chỉ đỏ cách mạng Gò Thì Thùng”.

< Phi nước đại, thật kịch tính qua từng vòng đua.

Đúng 8h30, những chú ngựa cùng các “kỵ sĩ chân đất” tiến vào “trường đua” trong tiếng reo hò vang dội. Sau tiếng trống khai hội, đoàn ngựa phi nước kiệu một vòng diễu quanh đường đua trước khi cuộc đua bắt đầu. Lúc này, những chú ngựa quanh năm chỉ biết nhọc nhằn kéo xe, thồ hàng đã thành “kỵ mã”. Dulichgo

< Một kỵ sĩ đã bị ngã khỏi đường đua, chỉ còn ngựa chạy không.

Tiếng trống hội giục giã, tiếng reo hò càng to hơn trong tiếng vó ngựa phi nước đại, tung bụi mù mịt. Có những “kỵ sĩ” không cẩn thận bị đánh văng khỏi lưng ngựa, bay ra ngoài đường đua.

Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy An, ông Phạm Ngọc Thanh cho biết: “Hội đua ngựa truyền thống Gò Thì Thùng là một trong bốn lễ hội lớn diễn ra trên địa bàn huyện. Đây cũng là một trong những lễ hội độc đáo của Phú Yên và vùng Duyên hải miền Trung.

< Người chiến thắng.

Hội đua năm nay, xét về quy mô lẫn chất lượng đều có sự phát triển. Chất lượng ngựa đua đều nhau; công tác an ninh trật tự, hậu cần được đảm bảo; khán giả đến xem hội cũng đông hơn mọi năm”.

Phần thưởng cho người và ngựa về nhất là một khoản tiền nhỏ mang tính tượng trưng. Cái được lớn nhất là cả người thua, người thắng lẫn người đi cổ vũ đều có rất nhiều niềm vui ngày đầu xuân.

Theo Nhạn Sơn - Doãn Công (Dân Trí)
Du lịch, GO!

Thursday, February 26, 2015

Thăm Vĩnh Hy, kinh ngạc với bánh xèo...

(CPN) - Đến làng chài Vĩnh Hy lúc sáng sớm, bạn sẽ có những giây phút thư thả ngồi đợi những chuyến tàu cập bến, sẽ tung tẩy trên tay mớ mực tươi rói, sẽ ngồi chồm hổm ăn bánh xèo giá có vài ngàn mà chất lượng đến kinh ngạc*.

Qua hết mấy cái mùng, tự nhiên cái chân bồn chồn muốn đi. Tạm xa cái náo nhiệt của đô thị, tôi và bạn lang thang trên xe máy để tìm về vùng vịnh nổi tiếng gần xa - vịnh Vĩnh Hy (Ninh Thuận, cách nhà tôi chừng 60 cây số.

Đi từ sáng sớm mịt mờ để bắt kịp bình minh vùng biển, Vĩnh Hy đón chúng tôi giữa cái lạnh vừa bàng bạc của biển, vừa se sắt của núi. Bạn bảo mình phải có mặt trước lúc mặt trời lên để đón những thuyền đánh cá về.

Dạo một vòng qua làng chài, tôi như lạc vào một tổ ong bởi vô số những hẻm dọc, hẻm ngang rất dễ nhầm lẫn. Lúc này bên trong các cánh cửa vẫn còn đóng, mọi người đã lục tục châm đèn, nhóm bếp. Làng chài vẫn còn đang ngái ngủ trong dư âm của Tết. Mùi Tết vẫn vương vất trên những cành mai hay vạn thọ trước cửa xen lẫn với mùi nhang trầm. Không gian yên ắng, đối lập hẳn với không khí ngoài bờ kè - nơi cá về.

< Những chú mực tươi rói còn đổi màu loang loáng.

Từ tờ mờ 5 giờ sáng đã có những nhóm khoảng chừng 7-8 người ngồi theo tụm ở ven bờ kè để chờ thuyền cập bến. Sau mấy ngày Tết no nê với các loại thịt thà béo ngậy, những thức ăn từ biển trở nên giá trị và đáng để chờ đợi. Dulichgo

Khoảng gần 6 giờ, những chiếc thuyền thúng trở về. Không xuất hiện hoành tráng như những chiếc tàu đánh cá lớn, mỗi chiếc thúng mang về vài ba cần xé mực, cá sau một đêm cần mẫn vật lộn với biển khơi. Không khí đang yên ắng bỗng chốc nhộn nhạo hẳn lên. Những người vợ của chủ thuyền vội vàng cân và giao cho mối lái.

Chỉ trong vòng chưa tới 5 phút, mọi người đã giải tán, không gian trở lại yên ắng như ban đầu vì khâu mua - bán diễn ra hết sức nhanh chóng. Những giỏ cần xé được chuyển lên xe máy và tỏa ra khắp nơi cho kịp chợ sáng. Trong số đó, có những người muốn mua lẻ nên bờ kè cũng là nơi tạm sơ chế, cắt khúc cá ngay tại chỗ hoặc cân vài ba ký mực. Cứ như vậy, từng đợt thuyền thúng thỉnh thoảng về, đám đông lại nhốn nháo lên rồi ngay sau đó chìm vào tĩnh lặng.

Có mua hải sản “tận ngọn” như thế này mới thấy hết cảm giác sung sướng khi ngắm nhìn những con cá tươi cong hây hẩy hay những con mực vẫn còn hồn nhiên đổi màu lấp lánh.

< Việc mua bán diễn ra nhanh chóng...

Đi vào từng ngõ ngách của làng, cảnh tượng dễ nhận thấy là chợ tạm trước ngõ một vài gia đình. Mực hay cá sau khi được mua hoặc mang về sẽ được trải ra trên tấm bao nilong nhỏ. Mọi người bu lại, loáng cái, vạt cá hết veo.

Mặc dù chợ làng cũng bán đầy đủ các loại thịt và rau quả như các vùng khác nhưng một hình ảnh khá phổ biến là các bà, các cô, các chị thường đi thong thả trên đường với những bịch mực hay cá trên tay - thành quả của một chuyến đi biển đêm của ngư dân.

Và điểm nhấn của chuyến rong chơi Vĩnh Hy là một bữa sáng no nê với món bánh xèo mực.

Có chứng kiến cảnh người dân ở đây ăn món bánh xèo mực mới thấy hết sự ngạc nhiên thú vị mà một người ở xa như tôi lần đầu chứng kiến. Nếu khách hàng là người trong làng, họ sẽ đến quán với tô mực tươi trên tay và nhờ người bán bánh “đổ bánh xèo” cho họ. Mực không cần tẩm ướp, chỉ cần rửa sạch, để nguyên túi rồi cho vào khuôn bánh. Dulichgo

Nhìn khuôn bánh đầy ắp mực tôi tự hỏi đây là bánh xèo mực hay mực bánh xèo bởi chiếc bánh lớn hơn lòng bàn tay một chút mà có đến 3-4 con mực.

Cũng bột gạo, mắm nêm, mắm cà, rau kèm… mà sao cái bánh xèo ở đây ngon và ngọt lạ lùng theo một cách giản đơn nhất. Những túi mực đen nhánh chảy tràn cả ra bánh, thấm vào chân răng nghe ngòn ngọt. Mắc cười nhất là khi nhìn bạn đồng hành cười, hàm răng trắng ngày nào đã bị nhuộm đen, vì cái gì thì bạn cũng biết rồi đấy!

 < ... để kịp cho mực lên khuôn.

Trong buổi sớm se lạnh, mọi người quây quần bên lò lửa ấm, nghe mùi bánh thơm thơm và tiếng xèo xèo của mỡ, của bột bánh mà thèm đến mức phải… chấm rau với mắm nêm ăn cho đỡ thèm trong khi chờ tới lượt.

Hỏi chị chủ quán: “Nếu mà tụi em hổng có mực thì sao?” “Thì chị đổ bằng mực của chị, cũng nhiều như vậy đó”. Hỏi chị lấy bao nhiêu một cái? “Ờ, bánh có sẵn mực đem tới thì chị lấy hai ngàn, còn nếu bánh lấy mực của chị thì bốn năm ngàn.

Quá vừa lòng khách với những bột, thịt ba chỉ, mắm ngon và rau tươi rói mà giá bình dân như vậy thì phải nói người Vĩnh Hy sao mà rộng rãi quá!

Ăn sáng xong, chúng tôi chạy một vòng quanh đường biển, ngắm nhìn những vạt biển xanh thẳm vô định với màu trời, xuýt xoa với những chùm nho căng mọng nép mình vào núi, la hét khản cổ đàn bò nhởn nhơ vô tư lự để chúng tránh đường, nở nụ cười thật hiền với những em bé Raglai trên đường, bấm máy ảnh lia lịa cảnh gia đình dê đang cheo leo lưng chừng núi và mở bung lồng ngực để hít gió, hít muối. Khoan khoái lạ thường!

< Và đây, chiếc bánh xèo mực nhiều hơn bột.

Nếu một ngày bạn thấy chán với lịch làm việc đều đều mỗi ngày, hãy thử cho mình một buổi sáng thong dong ở một làng chài nào đó như Vĩnh Hy, không phải theo cách của một người đi du lịch với lỉnh kỉnh máy ảnh, túi xách mà hòa lẫn vào nhịp sống của một người làng.

Bạn sẽ ngồi đợi những chuyến cá sớm, sẽ bon chen vô đám đông mua bán mà trả giá, sẽ hài lòng quẩy trên tay mớ mực và đi tới quán bánh xèo, sẽ ngồi chồm hổm ăn bánh như cái cách mà người dân mình thưởng thức. Bạn sẽ thấy cái giọng miền biển sao mà mặn mà khó nghe mà dễ gây thương nhớ hệt như cảm giác lần đầu ăn mắm nêm vậy.

Theo Tapai (Người Lao Động)
Du lịch, GO!

Điền Gia Dũng: Mình may mắn từng đến Vĩnh Hy cái thuở mà địa danh này chưa 'nổi tiếng lừng lẫy'như bây giờ. Cũng như bao vùng đất ven biển khác: nơi hoang sơ với cảnh vật, chân chất với con người (ví dụ như Vĩnh Hy mà bài viết đề cập, biển Bình Tiên gần đó hay An Chấn - Tuy An... v.v) - Thuở cái bánh xèo chay chỉ 500 đồng, có mực thì 2k. Ăn cũng cần tự đếm số lượng mình đã 'măm' để lúc trả tiền cũng tự tính. Còn nếu là khách lạ, lỡ không đếm thầm thì... muốn trả bao nhiêu thì trả chứ sao bi giờ?

Loại mực sữa con con này có ở nhiều ở tất cả những vùng ven biển, mình đã từng mua ở Đại Lãnh, ở Tuy An, thậm chí cả ở Mũi Né. Mực tươi rói, trong văng vắt cả tấm thân và giá cũng rất bèo. Khi mực đã lên bờ rồi thì chỉ sau 1 tiếng, cái 'sự tươi' giảm dần thể hiện qua màu trắng đục (không còn trong trẻo nữa). Bạn có thể canh mua khi các thuyền thúng vào bờ hay đến các chợ nhỏ gần biển.

Chơi xuân trên cao nguyên đá Đồng Văn

(TTO) - Không chỉ thưởng ngoạn cảnh quan kỳ vĩ, những ngày này du xuân trên cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) du khách còn được trải nghiệm những tục lệ vui xuân đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc vùng cao.

< Trẻ em theo bố mẹ đi chơi hội xuân.

Đường lên cao nguyên đá vắt vẻo lưng trời đưa chúng tôi đến huyện lỵ Đồng Văn. Đây là địa danh gắn liền với người dân tộc Mông trắng bên những căn nhà tình trường, hàng rào đá thấp thoáng sau sắc hồng hồng, trắng trắng của hoa lê, hoa mận, đào phai đang nở rộ.

< Mái nhà trình tường thấp thoáng dưới sắc màu hoa mận.

< Đi chơi núi, một tập quán của trai gái người Mông vào ngày tết.

Sắc xuân đang ngập tràn không gian núi rừng qua hình ảnh từng nhóm con gái Mông xúng xính trong bộ váy áo sặc sỡ kéo nhau du xuân trên đường đèo như những dòng suối thổ cẩm muôn màu hoặc xúm xít ném pao - một trò chơi mang đậm bản sắc dân tộc ngay trên khoảnh đất bằng phẳng bên đường. Dulichgo

< Trẻ em chơi trò ném pao ngay trên đường lộ.

Riêng đám con trai thì hào hứng với trò chơi tu lu hay còn gọi đánh quay.

< Trai gái múa khèn mừng xuân về.

Ở những nơi thôn bản xa xôi, cách trở, dân cư thưa thớt ngày tết trai gái người Mông thường rủ nhau đi xem múa khèn, tham gia trò chơi dân gian, hát trao duyên qua ống tre nối dây cước... do địa phương tổ chức.

< Thi đấu tu lu hay còn gọi là đánh quay.

Những hình ảnh đậm đà không khí xuân nơi địa đầu Tổ quốc đã cuốn hút đôi chân chúng tôi đến tận hội chọi dê huyện Mèo Vạc. Dulichgo

< Hát trao duyên qua ống tre được nối bằng dây cước với ống tre của người bạn đời.

< Trò chơi quay vỗ bóng của phụ nữ người Mông.

Thật hào hứng, khi những chú dê núi hiền lành, hằng ngày nhởn nhơ tìm cỏ nay trở thành đấu sĩ với những miếng đòn hiểm hóc, nhấc hẳn thân mình lên cao rồi dũng mãnh dùng sừng bổ xuống đầu đối phương hay lao thẳng vào nhau.

< Ngày xuân, người lớn tuổi trên vùng Đồng Văn thường tổ chức thi chim hót hay.

< Dê lao đầu vào đối thủ nhằm hạ gục nhanh đối phương.

Những lúc thấm mệt chúng lại dùng sừng khóa đầu, khóa chân để đối phương không thể phản đòn. Dù đấu với nhau bằng đòn chí mạng nhưng không chú dê nào bị sát thương và không bị giết mổ như sới chọi trâu.

< Tục vỗ mông, tỏ tình ngày tết của trai gái người Mông, một phong tục độc đáo ở huyện Mèo Vạc, Hà Giang.

Trong khi đó, trên các con đường, trai gái dạo chơi, tìm bạn và biểu lộ tình ý qua tục “vỗ mông”, một phong tục rất riêng của dân tộc Mông sống tại Mèo Vạc. Thông thường, nếu cô gái ưng thuận sẽ đáp lại và họ rời đám đông để tâm tình.

Thật ra, tục vỗ mông dịp đầu xuân chỉ là cơ hội tỏ tình bởi trước đó họ đã có dịp tìm hiểu người bạn đời.

Theo Tuổi Trẻ
Du lịch, GO!

Du xuân biển Mỹ Thắng ở Bình Định

(iHay) - Mỹ Thắng là một xã ven biển trong 17 xã của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Với địa hình ven biển cùng các bãi cát dài bị phân chia bởi các dãy núi, nơi đây đã tạo ra những bãi biển tuyệt đẹp.

< Biển Mỹ Thắng với bãi cát dài.

Đến với biển Mỹ Thắng, bạn sẽ tận hưởng vẻ hoang sơ và thanh vắng, do khu vực chưa được chính quyền đưa vào khai thác du lịch. Những bãi cát trắng dài chạy dọc theo bờ biển xanh, lấp lánh dưới ánh mặt trời. Tùy vào từng thời gian trong ngày mà nước biển sẽ có màu xanh lam, xanh ngọc hay xanh thẫm đẹp mắt.

< Bản hòa ca của đá và sóng.

Đến đây, bạn còn có thể men theo những lối mòn nhỏ leo lên các ngọn núi thấp. Dulichgo

< Những tảng đá to trường tồn với thời gian.

Từ trên cao nhìn xuống, phong cảnh bao la và thoáng đãng của thiên nhiên như được thu vào tầm mắt.

< Một ngôi nhà dùng để nuôi chim yến. Phóng tầm mắt ra xa, du khách sẽ thấy những ruộng tôm của dân địa phương.

Bạn có thể nhìn thấy những ruộng tôm của người dân địa phương, bãi cát dài hay ngắm những con thuyền đang đánh bắt hải sản ngoài khơi. Dulichgo

 < Đá nhiều hình thù trên bãi biển.

Ngoài ra, sau chuyến tham quan núi và biển, nhớ ghé một quán ăn địa phương gần đó để thưởng thức các món hải sản tươi sống và thơm ngon, như cá bớp nướng mọi, mực hấp, lẩu cá…

Theo Bình Anh (iHay.Thanhnien)
Du lịch, GO!

Wednesday, February 25, 2015

Để không "cháy túi" khi du lịch tết

(TTO) - Thay vì tiết kiệm bằng cách du lịch "trái mùa" (tức du lịch vào mùa thấp điểm), bạn vẫn có thể tung tăng đó đây cùng mọi người dịp tết này mà vẫn hạn chế được chi phí.

Tết là mùa cao điểm cho việc du lịch do kỳ nghỉ dài và nghỉ đồng loạt. Thay vì tiết kiệm bằng cách du lịch "trái mùa", bạn vẫn có thể tung tăng đó đây cùng mọi người mà vẫn hạn chế được chi phí (cũng như không bị trừ ngày phép hay ngày công như khi du lịch "trái mùa") nếu lưu ý những điểm sau:

Chuẩn bị sẵn đồ ở nhà

Đến những nơi cần trang phục riêng như biển, nơi có không khí lạnh, nếu không chuẩn bị sẵn đồ bơi, mỹ phẩm chống nắng hoặc trang phục giữ ấm từ nhà thì khi đến nơi, nếu cần bạn phải mua với giá cao hơn nhiều so với nơi khác do các điểm đến luôn bán với giá dành cho du khách.

Đem theo đồ ăn nhẹ

Trong suốt cuộc hành trình luôn có những khoảng trống giữa những điểm đến và những bữa ăn, vì thế nếu không chuẩn bị trước những thức ăn nhẹ để đem theo dọc đường, bạn rất dễ bị đói do phải tiêu hao nhiều năng lượng cho việc di chuyển, vận động liên tục.

Với trẻ con hoặc người có vấn đề về bao tử, thức ăn nhẹ đem theo bên mình gần như là bắt buộc để tránh những cơn đau bao tử vì... đói. Bánh snack, khoai tây rán, chocolate, bánh ngọt, các loại hạt, trái cây sấy khô, sữa, nước trái cây đóng hộp... là những gợi ý phù hợp nhất. Dulichgo

Nước uống

Thậm chí còn quan trọng hơn cả thức ăn, nước uống không thể vắng mặt trong balô du lịch của bạn (trừ khi lên máy bay) giúp cơ thể không bị mất chất khoáng, thậm chí mỏi mệt đến xỉu.

Nếu du lịch theo tour, nhà tour thường đem theo nước để phát cho khách trên xe nhưng nhớ để nước trong balô đủ để uống khi bạn ghé thăm một điểm đến nào đó.

Cũng như thực phẩm mang theo mình, bạn vẫn có thể mua nước uống ở bất cứ nơi nào đi qua, có điều giá cả chắc chắn đắt, chưa kể thức ăn mua ở mấy điểm du lịch chưa chắc hợp khẩu vị hay an toàn vệ sinh.

Đem tiền mặt thay vì "cà thẻ"

Không kể những điểm đến heo hút,  việc đem theo tiền mặt đôi khi lại cần thiết để khống chế số tiền chi tiêu trong chuyến đi dù tiền mặt ít được khuyên dùng hơn thẻ, nhất là khi đi xa. Lý do khi cà thẻ, bạn khó kiểm soát được số tiền đã chi để "thắt hầu bao" lại.

Hạn chế vô các trung tâm mua sắm

Bạn nên xác định ngay từ đầu cần mua những gì trong chuyến đi để chỉ ghé đúng những nơi bán thứ cần mua, tránh ghé lan man nhiều nơi rất dễ phát sinh mua sắm ngoài dự kiến.

Có một thực tế là nhiều hướng dẫn viên thường đưa khách đến nhiều điểm kết hợp tham quan và mua sắm vì họ cũng "có phần" nếu khách của họ mua sắm ở đó.

Mua cho mình chứ không theo người khác

Phụ nữ hay bị "tâm lý đám đông", mua cho bằng chị bằng em, có người mua sắm vì bị "kích" hoặc bị mê hoặc trước những món khuyến mãi kèm theo, điều này dẫn đến mua sắm vô tội vạ, mua những món không cần thiết.

Cần kiên định nói "không" trước những món không thật sự cần thiết và chỉ mua theo ý mình, đừng nghe theo ai, nhất là phải tỉnh táo trước những lời quảng cáo ngọt ngào của nhân viên bán hàng hay sự trưng bày bắt mắt trong các cửa hiệu. Dulichgo

Mua hàng miễn thuế

Là một lựa chọn thông minh cho người nghiện mua sắm để tiết kiệm chi phí. Tại các quốc gia, các cửa hàng miễn thuế nằm ở nhiều nơi chứ không chỉ tập trung ở sân bay.

Tuy nhiên cần lưu ý: để hạn chế việc người dân mua hàng miễn thuế về kinh doanh, một số nơi thực hiện thủ tục hoàn thuế tại sân bay để chắc chắn người mua hàng miễn thuế là du khách nhưng số người xếp hàng ở các quầy hoàn thuế tại sân bay thường rất đông nên bạn phải ra sân bay sớm để làm thủ tục, nếu không sẽ không đủ thời gian làm thủ tục hoàn thuế.

Để kịp lên máy bay, nhiều người đành bỏ luôn khoản thuế được hoàn lại mà nếu vậy, món hàng bạn mua hóa ra chẳng còn rẻ nữa.

Tham khảo giá trước

Nhiều người tin rằng giá một số sản phẩm đặc trưng (như sâm Hàn Quốc, đồ điện tử, điện thoại, quần áo thời trang, trái cây vùng ôn đới... ) tại nơi xuất xứ thường rẻ hơn các nơi khác nhưng thực tế hoàn toàn không phải vậy. Nên tham khảo giá trước khi du lịch để biết chính xác giá trị thật sự của món hàng định mua.

Chúc bạn một mùa tết vui với những chuyến du lịch tiết kiệm mà thú vị, ý nghĩa!

Theo Lê Thị Ngọc Vi (Báo Tuổi Trẻ)
Du lịch, GO!