Friday, February 27, 2015

Tép bạc miền Tây Nam Bộ

Ca dao có câu 'Buổi chợ đương đông con cá lòng tong còn chê lạt/ Buổi chợ tan rồi con tép bạc khen ngon'; đây chỉ là cách chơi chữ theo cách hiểu ngược nghĩa của người bình dân: mượn từ bạc để liên tưởng đến sự bạc bẽo của thói đời là nghĩa hàm ẩn mà câu ca dao muốn gửi đến người nghe, chứ thực ra tép bạc hẳn ngon hơn cá lòng tong nhiều lắm!

Ở miền Tây Nam bộ, người ta bắt tép bạc bằng cách đặt nò, cất vó hay đặt đuôi chuột (dụng cụ bắt cá làm bằng lưới dày, thân kéo dài nhỏ dần về sau, nên được gọi vậy). Tép bạc con cỡ ngón tay cái, sống ở vùng nước mặn, nước lợ.

Đặc tính của tép bạc là thường bơi ngược dòng nước, chỗ nào nước chảy xiết, có ánh sáng là có nhiều tép bạc. Lợi dụng đặc tính đó, nò được ven đăng chỗ dòng nước chảy; đêm đến, đèn nò sáng rực cả khúc sông, con rạch… Dulichgo

Có nhiều cách để chế biến các món ăn ngon từ con tép bạc còn nhảy xoi xói. Để giữ được độ ngọt nguyên chất của loại thủy sản này, cách giản dị nhất là luộc tép với nước dừa tươi cuốn bánh tráng cùng bún, các loại rau vườn như lá sộp, đọt lụa, lá cách, đọt chùm ruột, khế chua, chuối chát xắt lát… chấm với nước mắm chanh, ớt.

Vị ngọt của tép quyện với các mùi đặc trưng của rau tạo nên món ăn bổ dưỡng, lại ngọt lịm tình đất, tình người. Dulichgo

Đơn giản hơn nữa, chỉ cần lột vỏ tép, vắt chanh hoặc rưới chút giấm, rắc ngò gai, ớt… lên trên là có món tép bạc tái chanh, chấm muối ớt ăn vừa ngọt.

Cầu kỳ hơn, người ta chuốt cọng lá dừa rồi xỏ xâu tép để nướng trên bếp than hồng, nhanh tay trở qua lại cho tép vàng đều. Tép nướng chấm muối tiêu chanh hoặc muối ớt, nhâm nhi chung rượu đế, ngâm nga vài ba câu vọng cổ mà hồn quê chan chứa, nghĩa xóm tình làng thêm gắn thâm sâu.

Có thể bằm nhuyễn tép nấu canh rau tập tàng, canh năng hoặc cắt bỏ râu và đuôi tép đem rang.Khi chín, rắc ít muối và thêm nước dừa tươi rồi để lửa riu riu cho đến khi tép thấm, nước sền sệt thì nhắc xuống. Tép rang ăn với cơm nóng và canh rau tập tàng ôi thôi ngon hết biết!

Theo Thạch Ba Xuyên (Doanh Nhân SG Cuối Tuần)
Du lịch, GO!

Related Posts:

  • “Rau ráng” rứa thôi…!Rau xanh là nguyên liệu không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người Việt, dẫu đó có là món “nem công chả phượng” hay “dưa cà mắm muối”. Riêng với Quảng Trị, có người bảo rằng phần do mảnh đất này nghèo đến khô cằn sỏi đá,… Read More
  • Bánh gừng KhmerBánh gừng là món ăn chơi của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. Nếu có dịp ghé các địa phương có người dân tộc này cư trú vào những ngày lễ tết của họ, như Chol Chnam Thmay (mừng năm mới), Prôn-chung-bân (thường gọi là Pi… Read More
  • Ba khía, khoai lang nấu món ăn nhớ đờiAi đã từng ăn món mắm sống với khoai lang nấu xin hãy thưởng thức thêm món ba khía với khoai lang để tận hưởng hết mùi vị đặc trưng của hương đồng cỏ nội. Có thể nói đây là món ăn dân dã, quê mùa nhưng trong món ăn đã chất ch… Read More
  • Cơm mẻ thịt trâu ở Cần ThơVề Thốt Nốt (Cần Thơ) bạn có thể được mời ăn món thịt trâu luộc cơm mẻ rất phổ biến. Một món ăn với cách làm khá đơn giản mà rất ngon và lạ miệng.Dùng thịt trâu tươi xắt ngang thớ, ướp sả, tỏi, ớt bằm nhuyễn, thêm muối, đường… Read More
  • Nhớ bánh ướt quê nhàBánh ướt là một trong những món có “duyên nợ” với nhiều người, nhất là những người đã từng sinh ra lớn lên ở vùng nông thôn.Tùy theo từng vùng miền mà loại bánh này có những tên gọi khác nhau. Với người Nam Trung bộ, bánh ướt… Read More

0 comments:

Post a Comment