Monday, March 17, 2014

Bức tranh Sơn Hải

(TTO) - Đúng như tên gọi, Sơn Hải (Lục Ngạn, Bắc Giang) được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp thơ mộng, bốn mùa có nước hồ Cấm Sơn trong xanh thăm thẳm in hình bóng núi. Với nhiều du khách, Sơn Hải mùa nào cũng đẹp.

< Những căn nhà đơn sơ bên mép hồ.

Với địa hình đồi núi xen kẽ các hòn đảo trên lòng hồ Cấm Sơn, Sơn Hải tập trung nhiều dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Sán Chỉ, Cao Lan... với nét văn hóa đa dạng phong phú, nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Tuy nhiên, Sơn Hải vẫn còn vẻ hoang sơ do tiềm năng du lịch chưa được đầu tư khai thác.
Không thuê được thuyền, nhưng chúng tôi may mắn được đi nhờ thuyền chở các thầy cô vào dạy học tại các điểm trường vùng sâu để vào vùng Cấm Sơn.

Trong buổi sáng mùa xuân, hồ Cấm Sơn hiện ra như một chiếc gương phản chiếu khổng lồ giữa rừng núi thơ mộng. Những hòn đảo nhỏ không có dân sinh sống, chỉ những bụi cây ẩn hiện xa xa trong sóng nước cùng những màn sương sớm.

Theo lời những người trên thuyền, các đồng bào dân tộc Nùng, Tày, Cao Lan vùng này có nhiều sự tích gắn với các địa danh như núi Ba Hòn, suối Cấm, suối Mọc, suối Vảy Rồng, đảo Lăn Lóc...

Với người dân Sơn Hải, từ khi có hồ Cấm Sơn cũng đã mang lại nguồn lợi thủy sản quý giá. Ngày nào trên hồ Cấm Sơn cũng có hàng chục ngư dân Sơn Hải đánh cá mưu sinh. Anh Thủy, một người đánh cá ở Sơn Hải, tâm sự do ít đất, trồng lúa ngô không đủ sống, hồ Cấm Sơn trở thành nơi nhiều người dân trong vùng mưu sinh. “Hầu hết gia đình trong vùng đều có lưới chùm, lưới vương, vó, rọ tôm, thuyền nan hoặc thuyền máy và cần câu cá. Chúng tôi đánh bắt trước tiên để cải thiện bữa ăn cho gia đình, nếu dư dả thì mang sang chợ Sông Hóa ở Hữu Lũng, Lạng Sơn bán cho dân xã bạn” - anh Thủy nói.

Dân bản địa cho chúng tôi biết thường nơi này chỉ có dân du lịch bụi, phượt hoặc những bạn trẻ tình nguyện tìm tới. Du lịch kết hợp với homestay giúp dân, tặng quà cho học sinh khó khăn cũng là một hình thức độc đáo đáng khuyến khích ở các bạn trẻ dưới xuôi.

Gặp chúng tôi, bạn Lưu Văn Thông (quê Mê Linh, Vĩnh Phúc) cho biết đã bị vùng đất này níu chân khi đến đây du lịch. Có rất ít hộ gia đình ở đây xây được nhà gạch, phần lớn là nhà trình tường làm bằng đất, mái lợp ngói thấp lè tè. Theo nhiều người dân bản địa, loại nhà này rất mát vào mùa hè, ấm cúng khi trời lạnh và cũng bền theo thời gian.

Buổi tối chúng tôi được người dân mời ăn gà đồi đúng chất và đặc biệt là món cá chép đánh ở hồ Cấm Sơn. Theo người dân ở đây, không đâu nhiều cá chép như hồ Cấm Sơn. Cá chép ở Cấm Sơn có con nặng 2-3kg. Người dân có thể chế biến cá chép thành nhiều món ăn, nhưng ấn tượng và ngon miệng nhất với chúng tôi là đĩa trứng cá chép rán.

Theo H.Dương, Ng.Hướng (báo Tuổi Trẻ)
Du lịch, GO!

Related Posts:

  • Cụm di tích lịch sử và thắng cảnh Yên ĐứcCụm di tích lịch sử - thắng cảnh Yên Đức nằm về phía Tây Nam xã Yên Đức, phía Đông Nam huyện Đông Triều, phía Tây tỉnh Quảng Ninh. Địa hình nơi đây với những dãy núi đá sừng sững cùng những hang động làm cho ta như lạc vào ch… Read More
  • Nhà cổ hơn trăm tuổi ở Đồng NaiNgôi nhà của dòng họ Đào ở Phú Hội thuộc huyện Nhơn Trạch được xây dựng từ thế kỷ XIX, kiến trúc xưa đến nay hầu như còn nguyên vẹn. Đây là ngôi nhà được rất nhiều đoàn làm phim tìm đến khi có bối cảnh quay về lịch sử, thời x… Read More
  • Tiên Phước - những tiềm năng du lịchTừ xưa, người dân Tiên Phước đã có câu:Sông Tiên nước chảy ngược dòngAi ơi tới đó cho lòng vấn vương.Vấn vương không chỉ bởi nơi đây là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng, là … Read More
  • 3 thắng cảnh đẹp ở Xuân Quang 1Xuân Quang 1 là một xã thuộc huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Xã nằm phía Tây Bắc huyện Đồng Xuân. Nơi đây có địa hình hiểm trở. Xã gồm các thôn: Suối Cối 1, Suối Cối 2, Kỳ Lộ, Đồng Hội, Phú Tâm.Dù chỉ là một xã vùng núi nhưng … Read More
  • Tri Tôn mùa mắm cá chốt(TTO) - Khi mùa nước nổi đầu nguồn miệt Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang) vừa dứt, cũng là lúc mùa làm mắm cá chốt bắt đầu.Một ngày cuối tháng mười, chúng tôi đến thăm địa danh lịch sử cầu Vĩnh Thông (Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang).… Read More

0 comments:

Post a Comment