Friday, February 27, 2015

Lên Gò Thì Thùng xem đua ngựa

Tuy không phải là những tay đua chuyên nghiệp nhưng các kỵ sĩ nông dân chân chất một nắng hai sương vẫn "lèo lái" cuộc đua đầy kịch tính, hấp dẫn hàng nghìn khán giả.

< Hàng ngàn người dân và du khách đến xem Hội đua ngựa Gò Thì Thùng.

Sáng 27/2 (mùng 9 tháng Giêng), hàng ngàn người dân địa phương và du khách gần xa nô nức về Gò Thì Thùng (xã An Xuân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) cổ vũ cho các tay đua tại Hội đua ngựa truyền thống Gò Thì Thùng năm 2015.

< Các kỵ sĩ nông dân đang cưỡi ngựa một vòng chào khán giả trước cuộc đua tài.

Từ sáng sớm, khi sương còn giăng trên khắp nẻo, người dân trong vùng đã đứng chật kín cả Gò Thì Thùng. Khắp con đường liên xã nối với đường ĐT 641 lên huyện Đồng Xuân, từ cầu Cây Cam, từng đoàn người và phương tiện kéo về xã An Xuân. Dulichgo

< Xuất phát!

Ông Trần Minh, một người dân đến từ xã An Mỹ (huyện Tuy An) vui vẻ nói: “Năm nào tôi cũng có mặt ở hội đua ngựa truyền thống của địa phương. Tôi rất vui vì quê hương mình còn giữ được một lễ hội văn hóa truyền thống, gắn với địa chỉ đỏ cách mạng Gò Thì Thùng”.

< Phi nước đại, thật kịch tính qua từng vòng đua.

Đúng 8h30, những chú ngựa cùng các “kỵ sĩ chân đất” tiến vào “trường đua” trong tiếng reo hò vang dội. Sau tiếng trống khai hội, đoàn ngựa phi nước kiệu một vòng diễu quanh đường đua trước khi cuộc đua bắt đầu. Lúc này, những chú ngựa quanh năm chỉ biết nhọc nhằn kéo xe, thồ hàng đã thành “kỵ mã”. Dulichgo

< Một kỵ sĩ đã bị ngã khỏi đường đua, chỉ còn ngựa chạy không.

Tiếng trống hội giục giã, tiếng reo hò càng to hơn trong tiếng vó ngựa phi nước đại, tung bụi mù mịt. Có những “kỵ sĩ” không cẩn thận bị đánh văng khỏi lưng ngựa, bay ra ngoài đường đua.

Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy An, ông Phạm Ngọc Thanh cho biết: “Hội đua ngựa truyền thống Gò Thì Thùng là một trong bốn lễ hội lớn diễn ra trên địa bàn huyện. Đây cũng là một trong những lễ hội độc đáo của Phú Yên và vùng Duyên hải miền Trung.

< Người chiến thắng.

Hội đua năm nay, xét về quy mô lẫn chất lượng đều có sự phát triển. Chất lượng ngựa đua đều nhau; công tác an ninh trật tự, hậu cần được đảm bảo; khán giả đến xem hội cũng đông hơn mọi năm”.

Phần thưởng cho người và ngựa về nhất là một khoản tiền nhỏ mang tính tượng trưng. Cái được lớn nhất là cả người thua, người thắng lẫn người đi cổ vũ đều có rất nhiều niềm vui ngày đầu xuân.

Theo Nhạn Sơn - Doãn Công (Dân Trí)
Du lịch, GO!

Related Posts:

  • Lễ lẩu then của người Tày Lạng Sơn(DVO) - Với người Tày ở Lạng Sơn, bà then (những người làm then cúng) có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của đời sống.Bà then có mặt trong mọi nghi lễ của người Tày, từ lễ cúng mụ sinh, lễ mừng thọ, dựng nhà, lấy vợ, g… Read More
  • Lễ hội Tây Thiên năm nay có gì lạ?(DTO) - Vào dịp chính lễ, tại Tây Thiên sẽ diễn ra lễ hội Đại Bảo tháp Tây Thiên; vũ hội hoa đăng sẽ được hàng trăm ni sư chùa Phù Nghì trình diễn cùng hàng ngàn ngọn nến lung linh được xếp hình Mandala tại sân trung tâm thuộ… Read More
  • Tháng Giêng lên núi hành hương(TTO) - Ông bà mình có câu “Lễ tiết quanh năm không bằng rằm tháng giêng”. Kết thúc công việc đồng áng làm ăn và sau khi ăn tết ở nhà, người dân miệt đồng bằng sông Cửu Long lại rủ nhau lên núi hành hương.< Khách du xuân k… Read More
  • Lễ hội Lăng Ông Dung Ngọc Hầu(TBKTSG) - "Nhớ về thăm lại Trà Ôn, tháng Giêng mùng 4 giỗ Ông Ngọc Hầu!” là lời nhắn nhủ mọi người dân khu vực nầy nhớ đến tham dự lễ hội Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều Bát Nguyễn Văn Tồn tại thị trấn Trà Ôn tỉnh Trà Vinh… Read More
  • Dư âm tết trong các lễ hội tháng 3(Vnexpress) - Lễ hội Tây Thiên, Chử Đồng Tử - Tiên Dung hay kén rể chỉ là ba trong số hàng chục lễ hội đặc sắc và độc đáo sẽ được tổ chức vào tháng 3 này.Dù đã hết "tháng ăn chơi" nhưng bạn vẫn có thể hòa vào không khí vui tư… Read More

0 comments:

Post a Comment