(NAF) - Đêm buông dát vàng óng ánh trăng suốt đoạn đường đi từ ngôi quán lộng gió của chú Tư về trạm biên phòng dịch sâu hơn cây số vào mé trong đảo. Những rừng dứa dại vờn gió ven bờ cát trắng lấp lóa trông như những nàng tiên đẹp tuyệt trần vừa hạ giới cùng múa hát và thưởng lãm vẻ đẹp trong ngần của biển trăng. Qua một đêm giữa hòn đảo hoang sơ tuyệt vời.
Do trục trặc thông tin, dẫn đến chú Tư đã không nấu đồ ăn sáng sớm, thành ra kế hoạch đi chụp sớm bị "bể", vì đi một mạch khắp đảo đến 10 giờ sáng mà không có cái gì bỏ bụng thì... toi. Phải đợi nấu, ăn uống xong xuôi thì cũng đã gần 8 giờ sáng mới khởi hành. Ra đến mỏm đá phía Đông cuối đảo cũng đã hơn 8 giờ, nắng đã lên rực rỡ báo hiệu một ngày nắng nóng.
< Sau một buổi chiều mệt lả vì đi và nóng bức, giấc ngủ đến và trởi ửng sáng chả ai muốn dậy. Thành ra kế hoạch đi bộ ra cuối đảo theo hướng Đông không thực hiện được. Bà con dậy chụp ráng bình minh ngay tại khu lều trại bên bờ biển.
< Biển chưa có nhiều ánh nắng vẫn xanh lạnh, mặt trăng đỏ máu đêm qua giờ trắng bệch chờ lặn.
< Bắt đầu trời sáng dần lên.
Như đã đề cập: Cù Lao Câu là một hòn đảo thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách Phan Thiết khoảng 110km về hướng Đông Bắc.
Đây là một hòn đảo hoang sơ, ngoài gia đình chú Tư trú ngụ thì chỉ có một đồn biên phòng trấn giữ. Đảo nổi tiếng với những bãi biển đẹp và lặng sóng nằm trong những chõm núi đá kỳ lạ.
< Ánh nắng bắt đầu đổ lên biển.
< Thiên - Địa - Nhân...
Những ai kém trí tưởng tượng nhất cũng phải gật gù thích thú khi chợt nhận ra những dáng hình đáng ngạc nhiên của đá ở cù lao Câu.
Do đảo ít người nên môi trường nơi đây sạch sẽ với nước biển trong và xanh đến mức bạn có thể nhìn thấy tận đáy. Những rạn san hô và các loài cá màu sắc sống trong rạn càng làm nơi này trở nên hấp dẫn.
< Một gốc cây khô.
Cù lao Câu có được tên này do ngày xưa cá lội lềnh khềnh, là nơi có đông ngư dân tìm ra đánh bắt và câu cá ngay gần bờ, trong khi ngoài khơi là nơi trú ẩn cho thuyền bè đánh cá dài ngày.
< Vô tình chộp được Bàn chân tiên trên đảo hoang, nhìn một hồi thì lồi, nhìn một hồi thì lõm, biến ảo không ngừng.
< Ngược sáng với chế độ DO của Sony.
Thời lão Hữu (chú Tư) còn trẻ, trên đảo cũng có khá đông cư dân sinh sống bằng nghề biển. Từ sau năm 1975, tất cả gia đình ở đây đều di chuyển về đất liền ngoại trừ mình ông nhớ cuộc sống yên bình nơi đảo nhỏ nên xin phép chính quyền địa phương mở một quán nhỏ làm nơi cung cấp đồ ăn, nước uống cho những thuyền đánh cá các nơi ngang qua. Quán lạ bởi cứ mùa êm biển lặng mới xuất hiện, mùa gió bão nhiều ông lại kéo sập gọn vách nứa lại để mùa sau lại ra dựng tiếp.
< Cát là những xác san hô chết bị sóng xô đẩy bào mòn. Thỉnh thoảng cũng chụp bán nude.
< Nữ thành viên trong đoàn tranh thủ thiền trong nắng gió khi các phó nháy hì hục chụp mẫu.
Câu chuyện của lão ngư còn gắn với những địa danh trên đảo như Giếng Tiên vốn là một vết lõm sâu thiên tạo trên mặt hòn đá lớn, mà một người có thể đứng ngập đầu khi giếng chứa nước vào mùa mưa, giếng Gia Long là nơi vua Gia Long đã từng dừng chân và tìm ra nguồn nước ngọt quanh năm không hề khô cạn trên đảo - về sau là nguồn nước sinh sống cho cư dân trên đảo và nay là nguồn nước sinh hoạt chotrạm biên phòng đồn trú ở cù lao Thu...
< Chọn bãi đá này để chụp vì đá hoàng thạch ngâm trong nước biển tạo nên ánh vàng lấp lánh như xà cừ.
< Vân màu thật quyến rũ.
Những câu chuyện truyền thuyết của ông lão Hữu còn gắn với những bãi tắm có cái tên đơn sơ mà ẩn chứa nhiều điều bí ẩn như bãi Cấy, bãi Miếu, bãi Cá Suốt, bãi Tắm Tiên...
< Không tên.
Nguồn gốc khác của địa danh Cù Lao Câu theo dân làng Phước Thể là do đáy biển ở đây có rất nhiều rau câu chân vịt. Có người còn gọi là trại ra là 'rau cau' nhưng theo âm địa phương thì vẫn là “câu”.
< Tượng đá.
Cá ở đây nhiều vô kể. Chúng ở quẩn quanh trong các rặng đá, san hô. Biển ở đây trong xanh đến đáy, nhờ vậy thấy từng dãy san hô. Đây là nơi tập trung nhiều sinh vật biển: tôm hùm, rùa biển, hải sâm, cua huỳnh đế… của khu bảo tồn biển quốc gia tại Bình Thuận, với 22km2 mặt nước bao quanh Cù Lao Câu.
< Tiên cá.
< Nắng lên chang chang, nhìn những mỏm đá đủ hình thù cuối đảo mà thèm. Giá mà ra được đó để chụp nhưng thời gian không còn nhiều cho sáng nay.
< Chụp với những hòn đá hoàng thạch có hình thù và vân, vết nứt đẹp.
Đảo nhỏ này ít người ở nên môi trường sinh thái trong lành, phù hợp với những ai thích phiêu lưu, khám phá thiên nhiên…
Những ai du lịch bụi đến đây hoàn toàn yên tâm về mặt an ninh. Nếu ở lại có thể đốt lửa trại và hát hò suốt đêm mà không sợ phiền ai…
< Đá núi chập chùng...
< Dưới ánh mặt trời...
< Sinh ra từ đá.
< Khe đá (Lúc này nắng dữ. Đi nhiều, cả mẫu và người chụp đều mệt thở phì phò rồi...)
< Ốc.
< CAP11: Tiếp theo hình "Khe núi" của bác Kamelot, em thêm một tấm nữa.
< Hướng lên.
< Nhiều tảng đá có hình thù kỳ dị, đây chỉ là một trong số đó.
Không biết từ bao giờ ngư dân vùng biển đã lập đền thờ Thánh Mẫu Thiên Y Ana trên đảo. Hàng năm vào ngày 16/ 4 âm lịch, tại đền thờ, ngư dân làm lễ cầu thần biển chở che, cũng như biển lặng, trời êm.
< Vảy rồng.
Cù Lao Câu như một sự khắc nghiệt, hoang sơ, bí mật, một bí mật hứa hẹn thú vị với người ưa khám phá. Từ trong gió ta nghe hòn đảo như gởi lời hẹn hò với khách viếng thăm về một chuyến đi lần sau nữa.
^ Cuối cùng thì trăng cũng lên...
Hết
Kỳ 1 - Kỳ 2 - Kỳ 3
Theo Kamelot, CAP11 (Nhienanhfree.com - NAF)
Du lịch, GO!
0 comments:
Post a Comment